lundi 31 janvier 2011

NOUVEAUTES 2011



DE DIETRICH :

-Pompe à chaleur aérothermique réversible split inverter avec appoint électrique : ALEZIO AWHP II E (février 2011)

-Chauffe eau thermodynamique sur air ambiant 270 litres COP 3.5 : TWH 300E (avril 2011)

-Chaudière murale basse température chauffage seule, mixte micro-accumulée ou avec ballon 80 ou 130 litres d’ECS : ZENA (février 2011)

-Radiateur paroi froide horizontal, vertical, habillé ou nu : ORNIS 3 (février 2011)

-Capteur solaire destiné à la préparation d’ECS dans les collectivités : DIETRISOL PRO C 250H/250V (février 2011)

-Ballon de Stockage ECS de 800 à 3000 litres : RSB NV (mars 2011)

-Pompe à chaleur gaz à absorption, modulation de 50 à 100%, rendement jusqu’à 165%, fonctionnement jusqu’à –20°C, alimentation monophasée : PGA 38 (février 2011)



VAILLANT :

- Régulateur avec sonde de température extérieure sans fil radio (autonome avec mini panneau photovoltaïque) : CALORMATIC 430 F

- Pompe à chaleur au gaz à absorption à la zéolithe : ZEOTHERM



MORVAN :

- Chaudière acier à granulés, combustion exclusif et breveté reposant sur la dynamique des flux d’air, rendement 93% : MG 21

samedi 29 janvier 2011

Mùa Xuân suy gẫm


Mùa Xuân suy gẫm

 Đức Trần Hưng Đạo dạy:
"Cứ mỗi độ xuân về cỏ cây đã cởi bỏ lớp lá vàng rơi rụng mang lên một màu tươi nhuận thắm xanh. Cỏ cây hoa lá tuy là vật vô tri vô giác, nhưng với tiềm năng linh ứng Tạo hóa đã ban, cũng chuyển mình trong tiềm thức đón lấy tiết xuân sang để hòa đồng cùng vạn vật". [1]
Đối với con người cũng thế, ai cũng rộn rực, nô nức, mong được cùng xuân sống trong hạnh phúc. Sở dĩ thiên hạ ai nấy cũng khao khát chờ đón xuân là bởi xuân là một ngày vui nhứt của khắp trên địa cầu, là đầu của một năm, là sự sống của muôn loài vạn vật; nó cũng còn là dịp để thiên hạ nô nức sắm sanh, vui chơi, thù tạc tiệc tùng, vãng lai thăm viếng, trao tặng quà xuân, gởi lời chúc tụng cùng nhiều cảnh vui trào lộng. Nhưng đó là xuân cảnh của đời thường, vui chốc lát trong mấy ngày xuân để rồi sau đó buồn khổ lại trùm lên khi lòng trĩu nặng phiền não trong vòng sanh, lão, bệnh, tử.
Bên cạnh mùa xuân đời thường ngày xuân ngày tết còn có ý nghĩa mà mấy ai hiểu được như lời dạy của Đức Bát Nhã Thiền Sư dưới đây:
"Xuân là nguyên khí phát dương, tài bồi cho vạn vật, cơ động thúc đẩy muôn loài vươn lên đứng dậy mạnh mẻ, sáng suốt hành động như xuân. Cái nguyên lý tự thể hiện ra bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, sanh rồi trưởng, trưởng rồi thâu, thâu rồi tàng, thì mùa nào cũng có một công dụng. Khi khí dương trương ra thì vạn vật theo đó mà hoạt dụng tinh ba tài trí của mình để tô điểm vũ trụ nước non thêm hương hoa màu sắc; mới là trịển khai hết tâm trí của tự mình để giúp vào công việc của Tạo hóa, làm cho cảnh thêm đẹp người thêm vui, tình thêm đậm, sự sống dồi dào. Còn kẻ đạo tâm thì đem sự hiểu biết của mình mà dựng đời dạy đạo. Đó là xuân sanh, xuân trưởng để phô bày lợi ích cho nhơn quần.
…Vui xuân là bày tỏ được cái chí của mình.
Còn Tết là để nhớ ơn Trời che đất chở, thầy dạy, cha sanh, ơn đền nghĩa trả; Tết đâu phải để chơi đùa." [2]
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy:
"Xuân là gì? Phải chăng khối thiên linh tự tánh mà Thầy đã ban cho mỗi con để sống đủ quyền tự do, đủ sức thắng mọi hoàn cảnh, để trở nên chúa tể muôn loài nhưng vì dục vọng phủ mờ, tâm hồn bị tối tăm nên lúc nào cũng thấy như rơi vào cảnh bất toàn, thiếu thốn. Xuân là Tâm, là Đạo. Tâm, Đạo mất đi thì đời sống con người đầy dẫy khổ đau, luôn luôn khủng khiếp trước sự hoành hành của con ma dục vọng, quyền sống bị chúng tước đoạt, suốt tháng quanh năm mờ mịt trong vòng tội lỗi.
Các con dầu ở địa vị nào cũng thấy cô đơn buồn khổ.
…  Nếu các con không khử chế được lòng phàm thì dầu xuân đến cũng khó được vui tươi, khó trông bù được những gì thiếu mất". [3]
Thế còn xuân khí thì sao? Khí dương tăng tiến từ nhứt dương ở Đông chí đến tam dương là mùa xuân.
"Xuân đây là khí dương đã chủ động dương tiến lên làm chủ quần âm. Xuân là tượng thái bình. Xuân là quẻ Địa Thiên Thái. Khí dương giáng xuống nuôi nâng muôn loài. Khí âm thăng lên muôn loài hướng về lẽ thực. Nếu huyền khí không huân lên thì hạo nhiên không giáng xuống, lẽ có cảm có ứng có sự huyền đồng, chánh khí đã đầy dẫy thì tà khí phải lui. Thánh tâm có hiện ra thì vọng tình mới tự diệt.
Xuân là khi lòng người hướng mạnh theo lẽ phải điều lành, thì đời tự hiện thanh bình, xã hội hòa thân, biết trọng lễ nghi đạo đức". [4]
"Mùa xuân đến với mỗi người, nhưng chỉ có giới tu hành cảm nhận được lẽ đương nhiên của đất trời mới trọn hưởng mùa xuân tươi thắm thái hòa. Khi nào nội tâm được ổn định, tình thương man mác bao la nghĩ đến ích nhơn lợi vật, lòng được hiệp hòa tha thứ tất cả mọi người có lỗi cùng ta. Lòng  được khoan dung thơi thới, dầu ngoại cảnh có sôi trào có nóng bỏng, có loạn ly; nội tâm vẫn như như thái hòa, hạnh hưởng trọn mùa xuân…"  [5]
"Thiên hạ quí xuân ở chỗ hiện bày, không thấy gốc xuân ở lúc còn manh nha là Phục. Có Phục mới có xuân. Phục là ẩn. Xuân là hiện. Các con muốn cho đời thịnh vượng, cho thiên hạ hạnh phúc tự do, thì các con phải học, phải hành. Học theo đạo Phục, hành theo đạo Thái. Bao nhiêu thành công để cho thiên hạ, các con phải là người chiến sĩ vô danh". [6]
Học theo đạo Phục, hành theo đạo Thái là điều mà mỗi ai trong hàng thiên ân sứ mạng luôn canh cánh bên lòng  trong việc học đạo, giữ  đạo, hành đạo trong tinh thần Tam Giáo đồng nguyên, Vạn Giáo Nhứt Lý. Chúng ta cùng đọc lại lời nhắc nhở của Đức Bát Nhã Thiền Sư sau đây:
"Mùa xuân cũng là mùa những chồi non nẩy mầm nẩy tược, để rồi sẽ trưởng thành theo lớp cây lớn cây to. Theo đức Nguyên ấy, chư đạo hữu cũng nên vun quén những mầm non tược tốt đang lên trong khu vườn Minh Lý và cũng là khu vườn tốt tươi trong Tam Kỳ Phổ Độ…
Đối với Thượng Đế, tất cả là một khu vườn Đại Đạo, mỗi phạm vi mỗi lãnh vực có một số người đảm trách; đó là những người giữ vườn thế thôi. Mỗi khu vườn nào cũng phải ý thức gieo giống, hoạn dưỡng chăm sóc mầm non để sau nầy những lớp cây già tàn tạ, khu vườn không đến nổi xơ xác cộc còi, toàn cây chiết cây tháp.’’ [7]
Chúng ta hãy vui vẻ hưởng xuân và suy gẫm lời dạy của Ơn Trên.
Bắt đầu năm mới chúng ta cùng gieo hạt an bình, tha thứ, thương yêu để tiếp hạ sang thu đến đông rồi lại xuân. Trong cuộc đời vô thường vẫn đẹp nét chơn thường.
Xuân dương khai thái hội thanh bình,
Xuân thể Kiền: Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh.
Xuân của tinh thần chơn bất tử,
Xuân trong đạo pháp vĩnh trường sinh.
Xuân tâm lẽ sống trang quân tử,
Xuân cảnh trò vui kẻ thế tình.
Xuân khí hòa đồng thừa sứ mạng,
Xuân vầy nội bộ đẹp cao minh." [8]

-------------------------------------------------------------
[1] Thánh Ngôn của Đức Trần Hưng Đạo năm 1970
[2] Thánh Ngôn của Đức Bác Nhã Thiền Sư
[3] Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế năm 1973
[4] Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế năm 1973
[5] Thánh Ngôn của Đức Bác Nhã Thiền Sư
[6] Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế năm 1973
[7] Thánh Ngôn của Đức Bác Nhã Thiền Sư
[8] Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế năm 1973
Huyền Như Như Tịnh
14 tháng 2 năm 2008
Nguồn: Group Hoc Tu

mercredi 26 janvier 2011

Lễ Chung Niên Sám Hối - 23 tháng Chạp hàng năm


 

LỄ CHUNG NIÊN SÁM HỐI

I.    NGHĨA:
CHUNG: trọn, cuối. NIÊN: năm. SÁM: ăn năn tội lỗi. HỐI: Hối hận, sửa đổi.
Sám hối gồm có 2 ý chính:
1. Tự xét lại việc làm đã qua nhận thấy có tội lỗi, sai lầm, thiếu sót thì ăn năn lỗi cũ, đó là đối với quá khứ.
2. Từ đó, quyết tâm sửa đổi chừa bỏ không tái phạm về sau nữa, đó là nhìn về tương lai.
II. Ý NGHĨA CHUNG NIÊN SÁM HỐI:
Ăn năn hối cải tội lỗi của mình vào dịp cuối năm. Chung niên sám hối cũng là một thường lệ được thi hành trong Phật giáo, hay Thiên Chúa giáo (gọi là Confession Annuelle). Sở dĩ định vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm là dựa theo truyền thống dân tộc, dùng ngày đó có tính chất như ngày hoàn tất mọi việc sinh hoạt của một năm cũ (cọng sổ, khoá sổ cuối năm) để chuẩn bị bước qua năm mới. Và cũng là một nghi thức tự giác, tự nhìn nhận những sai trái tội lỗi chính mình, tự suy xét về lời nói, việc làm và ý nghĩ, để ăn năn quyết tâm chừa bỏ thói hư tật xấu, khắc kỷ, phục thiện, để làm kim chỉ nam tiến thân trên đường tu đức lập hạnh.     
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÁM HỐI ĐỐI VỚI NGƯỜI TU:
Ở phạm vi Ðời, chúng ta thường nghe các từ như: xin lỗi, thú tội, kiểm điểm, phê bình...  Trong nếp Sống Ðạo, chúng ta dùng từ Sám Hối vừa chỉ tính cách chân thành tự giác nhận ra sai lầm tội lỗi để ăn năn chừa bỏ vừa hàm ý giải trừ nghiệp chướng thuộc nhiều kiếp trước. Mỗi tín hữu Cao Ðài muốn tu lập hạnh, muốn hướng thiện qua nghi thức Sám hối, cốt yếu phải lấy sự chân thật làm gốc, đừng chạy theo số lượng và hình thức bên ngoài, hãy ghi nhớ nơi quy điều, giới luật của người tín hữu Cao Ðài làm chuẩn thằng, chúng ta nương theo để tu hành nơi Kinh, luật, luận, Thánh giáo mà tìm về để thắp sáng tâm hồn, làm sống lại linh năng hồi hướng nơi mỗi chúng ta.
Lễ Chung Niên Sám Hối rất quan trọng ở chỗ: Những sự chuẩn bị của chúng ta về mặt tâm thức, tình cảm và khối lòng chân tín tuyệt đối.  Nên quan niệm rằng: không chỉ nhằm đạt kết quả rồi chấm dứt vào ngày 23 tháng Chạp nầy, mà phải luôn luôn nuôi dưỡng và phát huy tinh thần tự giác, tự tu, tự kiểm từng sát na, để nhìn lại hiện tại, quá khứ, vị lai về đời tu của mình.
Thật vậy, người tu hành muốn giải nghiệp , tức là xoá bỏ bao nhiêu oan trái ràng buộc mà chúng ta đã tạo nên trong quá khứ dài lâu là bước rất quan trọng.               
Trong Kinh Giải Oan dạy:
“Từ vô thủy bắt đầu tập nghiệp.
Nghiệp tập rồi phải kiếp trầm luân.”
Nghiệp cũ tích tụ từ nhiều kiếp trước, trong nghiệp kiếp nầy chúng ta không lo tu tĩnh, sám hối chừa bỏ còn tạo nghiệp mới nữa.
Theo Bài  kinh Mai nhắc nhỡ chúng ta:
“Điều tập nghiệp kết oan nhớ giải.
Việc lỗi lầm hối cải xin thôi;
Chí tâm hôm sớm trau dồi;
Lập thân hành đạo đền bồi nợ xưa.”
Bài Kinh Hôm nhắc nhở:
“Ngày xưa những việc thị phi.
Nay con dứt sạch dầu chi mựa hềm.”
Người có tâm hướng thiện, người chưa có chút ý niệm gì về tu cầu hoàn thiện nói chung, tất nhiên không nghĩ gì về Sám Hối. Ðối với người biết tu, quyết chí tinh tấn hoàn thiện, thì dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, việc sám hối là việc hằng ngày, phải làm suốt cả cuộc đời người tu. Theo lời khen ngợi Kinh Sám Hối: “Ngày ngày tập sửa tánh thành, Ðêm đêm quyết chí tu hành ăn năn.”
Ngày xưa bậc Thánh như Tăng Tử  còn nói: Nhất nhật tam tĩnh ngô thân, Nghĩa là: Mỗi ngày thường tự xét mình một lần, huống gì con người phàm tục như chúng ta!  Vì thế, mỗi người tín hữu chúng ta mới có truyền thống nầy để đánh giá sự tiến bộ tu học từng năm một, nên gọi là Chung Niên Sám Hối.  Mỗi chúng ta tự xét hỏi: Tại sao Tôn giáo đạo đức lại lấy việc Sám Hối làm quan trọng? Bỡi vì, con người là chủ mọi hành động của mình, thiện ác, tội phước thảy do nơi mình tạo ra. Ðức Phật nói: Lẽ Nhân quả nghiệp báo; Ðức Lão Tử nói: Hoạ phúc vô môn, duy nhơn tự triêu. (họa phước không đến mà tự mình vời nó đến); Ðức Khổng Tử nói Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giả (làm mắc tội với Trời, cầu khẩn cũng không được). Hay nói: Chủng qua đắc qua chủng đậu đắc đậu (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, hoặc: tích ác phùng ác, tích thiện phùng thiện (chứa chất điều ác thì gặp ác, chứa chất điều thiện thì gặp thiện). Thánh Kinh cũng nói: Mọi việc thiện ác của anh làm là làm cho chính anh vậy. Như thế, tất thảy các Tôn giáo đều cùng nhìn nhận con người là chủ động mọi việc thiện ác, phước đức tội lỗi. Vận mạng con người chính do nơi con người xây đắp lấy, cho nên ăn năn hối cải với lương tâm của mình, chứ không Ðấng nào sửa đổi tánh tình hành động cho mình được, chính tự mình phải nhận lấy trách nhiệm sửa đổi tánh tình mình cũng như đem lại Hạnh phúc cho mình vậy. 
III.             Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT CỦA LỄ CHUNG NIÊN SÁM HỐI: 
Trong tình tự sám hối, mỗi tín hữu cũng nên dành chỗ cho những suy nghĩ về Họ Ðạo. Chúng ta nên suy tư về Họ Ðạo nơi Ông Bà Cha Mẹ Anh Chị em, nơi đã từng làm lễ Tắm Thánh, Thành Nhân, với những ngày xa xưa khi mới lớn lên và tập tu, chúng ta suy nghĩ về hướng tu hành tinh tấn, tăng huy đạo hạnh, đã có những  dấu hiệu gì xứng đáng để cảm thấy bình an hoan hỷ chưa? Và chúng ta có thể cảm nhận ra những dấu hiệu hoặc trạng thái, ý thức  yếu kém về đường công hạnh tu tập trong nếp Sống Ðạo hằng ngày trong việc hộ trì Chánh pháp và trưởng dưỡng tình anh chị em đồng đạo không? Phải tự tu, tự kiểm, và kiểm chứng mới thấu đạt ý nghĩa  đặc biệt lễ Chung niên Sám Hối.
Mỗi tín hữu hãy tự hỏi tại sao dâng lễ Chung Niên Sám Hối, lại phải cầu xin Ơn Trên tha thứ xá giảm tội tình mình? Và có chắc hẳn sám hối sẽ được dứt sạch tội lỗi trong năm cũ không?  Chính chúng ta  phải tự nghĩ sửa đổi tâm tình, cải ác tùng thiện, nói dễ chứ khó khăn lắm, vì thói quen tật xấu đã nhiễm vào tâm thức lâu ngày thành tự nhiên, thành cố tật! Ðức Khổng Tử nói :Thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán như tụ nhiên  (tập thành từ lúc nhỏ, cũng như thiên tánh, tập quen cũng thành tự nhiên), cũng như Tây ngạn nói: Thói quen là bản tánh thứ hai của con người. Xem như Thi sĩ Nguyễn Khuyến muốn bỏ tật nghiện rượu mà không sao bỏ được, có bài thơ rằng:
“Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tánh lại hay ưa;
Hay ưa, nên nỗi không chừa được,
Chừa được, nhưng mà - cũng chẳng chừa!”
Ngược lại, trường hợp đặc biệt của Cụ Cố Ðạo Trưởng Hiệp Lý Lê Trí Hiển, mặc dù tuổi cao sức yếu, mắc tật nghiện thuốc phiện đã tiêm nhiễm hằng mấy mươi năm trong thời Cụ còn làm quan mà đeo đai mãi đến ngày hưu trí. Thế mà, sau khi ngộ Ðạo, Cụ quyết tâm bỏ nghiện để giữ gìn quy giới tinh nghiêm, lắm lúc bị cơn nghiện dày vò thể xác đau đớn Cụ phải ngất xỉu!  Ðạo trưởng cố quyết tâm chịu đựng đến khi khắc phục được ma ghiền, thật quả là một nghị lực phi thường! Hẵn nhiên do đâu mà được, là nhờ mãnh lực, tha lực phù trì của Thiêng liêng, nhờ đức tin cao cả mà khắc phục được ma chướng buộc ràng.    
Phản ánh các trương hợp trên, chúng ta khẳng định tất cả do Tâm tạo và ý chí nghị lực kiên cường dõng mãnh trên đường tu dưỡng, một đức tin kiên định hướng về Thầy sẽ được Ơn Trên hộ trì  soi dẫn đến minh tâm kiến tánh, cải ác tùng thiện, thành đạt đến Chân, Thiện, Mỹ.
Từ đó, ai nấy trong chúng ta đều cảm thấy vui mừng, gặp nhau đều thấy dễ chịu.  Rời nhà ra đi chúng ta mong sớm trở về, người ở nhà đợi chờ người đi vắng. Hằng năm cứ đến ngày Chung Niên Sám Hối, toàn đạo sẵn sàng dọn mình trong sạch, dâng hết khối chí thành, đốt nén hương lòng đến trước bệ Chí Tôn sấp mình khẩn nguyện qua hết lời bài Kinh Sám hối để suy gẫm câu kinh hầu tắm gội linh hồn, ăn năn tội tình trong năm, quyết sửa đổi chừa bỏ những sai trái lỗi lẫm từ nhỏ nhít đến to lớn đã từng gây ra phiền não buồn chán cho mình và cho mọi người! Thay vào đó, chúng ta đã làm được các điều vui vẻ, tốt đẹp, vừa ý, hớn hở cho nhau như những ngày đầu năm đón mừng Xuân mới.
Hiểu được, và làm được những điều chúng ta đã theo dõi đề tài từ đầu đến cuối, quả quyết do đức tin và nguyện lực của kẻ tu hành, đem lại các điều vui, tạo các việc lành, dần dần nguồn vui được tỏa rộng, hạnh lành phát huy, cảm thấy ra rằng Sám Hối có thể giảm nghiệp tăng phước, không còn tạo thêm nghiệp xấu cho mình và cho tất cả về sau, chắc chắn chúng ta sẽ hưởng được nếp Sống Ðạo: Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An.     
IV.         KẾT LUẬN:
Xin mượn lời thơ sau đây kết thúc chuyên đề Chung Niên Sám Hối:  
Cùng về suy nghiệm lời kinh (trọn bài Kinh Sám Hối);
Soi trong nghiệp thức phù sinh kiếp người;
Quanh năm bao cuộc khóc cười;
Bao phen lầm lỗi, bao hồi đảo điên!;
Nỗi trôi giữa cõi ưu phiền;
Nay về Sám Hối Chung Niên bên THẦY;
THẦY ơi! con thiệt thơ ngây
Vướng thân khổ lụy, biết ngày nào ra?;
Thân ơi! có biết chăng là...
U mê bao độ, thăng hoa bao lần;
Bụi nào còn vướng gót chân;
Giũ xong, nhẹ bước phong trần thênh thang!
NHAN NAI

PHỤ LỤC
Nguyên văn bài kinh Sám Hối:

lundi 24 janvier 2011

Tặng cho những ai vượt qua thử thách


Tặng cho những ai vượt qua thử thách 

Đừng gọi nó là khó khăn, hãy gọi đó là thử thách. Thử thách sinh ra không phải để nhấn chìm bạn mà là để bạn khám phá ra sức mạnh của mình lớn đến thế nào. Vì khi vượt qua nó, bạn có cơ hội làm nên những điều kỳ diệu.

Một trong những điều thú vị khi tôi đi học là được chơi những trò chơi rất ý nghĩa. Thầy tôi bảo: “Hãy nhìn cách mà một người chơi một trò chơi, vì đó cũng là cách mà họ sống trong cuộc đời”.

Chúng tôi – 8 nhóm đã cùng chơi trò xếp que tính lên một trái banh to bằng quả cam, đặt trên một cái ly. Yêu cầu là làm sao có thể xếp hết 50 que tính lên trái banh đó. Chúng tôi lay hoay trong vòng 5 phút, rồi 10 phút, cứ xếp lên rồi lại rớt xuống liên tục. Mỗi nhóm làm một kiểu, nhóm thì xếp từng que, nhóm thì đan rổ, nhóm thì xây đế hình tam giác…Rốt cục, mỗi nhóm một kết quả nhưng không có nhóm nào có thể đáp ứng được yêu cầu của trò chơi.

Có người làm mãi mà không được, và bắt đầu tin rằng không thể làm được. Họ bỏ cuộc, hoặc làm một khán giả đứng ngoài cuộc chơi.

Có người thì hoang mang, niềm tin giảm sút. Họ vẫn tham gia nhưng không còn nhiệt tình nữa.

Vẫn có những người tin rằng: Chắc chắn là được, chỉ là mình chưa làm đúng cách. Họ cứ tiếp tục vận dụng phương pháp thử và sai.

Cuối cùng, khi tận mắt nhìn thấy thầy tôi xếp hết 50 que tính lên trái banh đó, chúng tôi mới thật sự bị thuyết phục rằng đó là điều có thể làm được. 

Trò chơi nhỏ, nhưng cho chúng tôi nhiều bài học.

Cùng một trò chơi, nhưng mỗi người sẽ chơi khác nhau, ra những kết quả khác nhau. Cuộc sống cũng không khác gì trò chơi ấy. Khi chúng ta bắt tay vào việc gì đó để thực hiện mục tiêu to lớn của mình, chúng ta sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách, thậm chí là bị vùi dập, thất bại không biết bao nhiêu lần, sẽ có những người xung quanh tác động đến chúng ta (cả tích cực lẫn tiêu cực), làm lung lay niềm tin trong ta. Điều quan trọng là cách chúng ta nhìn nhận về những thử thách ấy như thế nào, ta sẽ hành động theo thế ấy. Và chúng ta có quyền tự do lựa chọn cho mình những niềm tin ấy, nên đừng chọn những niềm tin nào làm giới hạn sức mạnh của bạn.

Thầy tôi kể, cách đây 1 năm, thầy đã chơi trò ấy lần đầu tiên và làm được. Còn chúng tôi cũng chơi lần đầu tiên, nhưng không ai thắng cả. Vậy có điều gì khác biệt giữa thầy tôi ngày ấy và chúng tôi bây giờ?

Thầy bảo: đó là sự trưởng thành, càng trưởng thành thì chúng ta giải quyết vấn đề càng giỏi hơn.

Tôi nghĩ về mọi chuyện, về những thử thách mà mình đã và đang trải qua, về cách mà mình đã giải quyết chúng. Tôi chợt nghĩ về cách người ta thường xử sự khi gặp vấn đề trong tình yêu. Có người sẽ làm to chuyện, ăn vạ, trách móc người kia…Có người chọn lựa giải pháp im lặng và co cụm, dè dặt yêu thương. Có người cố trốn tránh và đi tìm một điều gì khác để đắp vào. Có người thì can đảm đối mặt với nó, giải quyết và tiếp tục bước đi.

Cách xử sự của mỗi người không phụ thuộc vào độ tuổi của họ, mà tùy thuộc vào sự trưởng thành của họ.

Khi nhìn nhận ra điều đó, tôi bỗng thấy thấu hiểu và cảm thông hơn những người xung quanh và chính bản thân mình. Làm sao có thể trách một đứa bé không biết chạy xe máy? Làm sao có thể trách ai đó xử sự quá trẻ con khi họ chưa bao giờ được học về những cách cư xử như người lớn? Làm sao có thể trách ai đó ích kỷ khi từ nhỏ đến giờ chưa ai yêu thương họ một cách vô điều kiện? Làm sao có thể trách ai đó không hiểu mình khi chính mình cũng chưa hiểu họ? … Đừng vội trách ai đó khi bạn chưa thật sự hiểu họ. Tha thứ cho những lỗi lầm chưa trưởng thành của mình và người khác, tôi lại thêm biết ơn những thử thách đã làm tôi lớn lên. Không có thất bại, mà chỉ có những bài học ta đã học được từ sự việc đó. Càng trải nghiệm, đi qua thử thách, tôi càng thấy mình trở nên mạnh mẽ và sống tuyệt vời hơn.

Tôi có một niềm tin mãnh liệt vào sự thay đổi tích cực, sự trưởng thành của con người. Sự trưởng thành cần thời gian, nên đôi khi cũng phải chờ đợi, chờ cho đến khi họ đã sẵn sàng cho một sự thay đổi giống như chờ một đứa bé đủ lớn để có thể dạy cho nó chạy xe đạp vậy. Và cũng không cần phải so sánh mình với ai khác, chỉ cần so sánh mình với bản thân mình trong quá khứ để xem mình đã lớn lên như thế nào.

Và hãy biết ơn những thử thách ấy.
Cảm ơn những đau khổ.
Cảm ơn những vất vả. mỏi mệt.
Cảm ơn những giọt nước mắt.
Cảm ơn cuộc đời.


P/s: "Không gì là không thể, đứng trước những thử thách của cuộc sống bạn nên bình tĩnh lựa chọn cho mình cách đối phó hiệu quả nhất, chắc chắn bạn sẽ vượt qua nó một cách dễ dàng"
Nguồn: FB Hạt Giống Tâm Hồn

samedi 22 janvier 2011

KINH DỊCH VỚI THIỀN CAO ĐÀI




 KINH DỊCH VỚI THIỀN CAO ĐÀI
Lê Anh Dũng 


I. KINH DỊCH KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ SÁCH BÓI TOÁN, TRIẾT LÝ HAY Y THUẬT:
Thông thường, kinh Dịch vẫn được xem là sách bói toán, hoặc là sách triết lý, trong đó bao gồm vũ trụ quan, nhân sinh quan, sử quan... Ngoài ra, còn một xu hướng nữa là ứng dụng kinh Dịch vào phép dưỡng sinh hay trị bịnh theo y thuật cổ truyền phương đông.
Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của kinh Dịch vào đời sống không chỉ dừng lại ở bao nhiêu đó. Kinh Dịch còn một ứng dụng khác, không được phổ biến rộng rãi. Đó là ứng dụng kinh Dịch vào việc tu tập thiền định để giải thoát luân hồi sinh tử.
Những người đi theo con đường tu luyện này gọi là hành giả. Theo truyền thống có từ lâu đời, những gì hành giả được truyền thụ, đã thực hành và thực chứng trong đời sống thiền đều phải giữ kín, với nguyên tắc pháp môn tu luyện không được dễ duôi, khinh suất truyền cho người khác (đạo pháp bất khinh truyền).
Nói cách khác, có một pháp môn được giữ kín, gọi là bí pháp và chỉ được truyền thụ hạn chế, cẩn mật trong một số người tuyển chọn thu hẹp. Bí pháp này phương tây gọi là esoterism, đạo Nho gọi là hình nhi thượng học và Cao Đài gọi là nội giáo tâm truyền.
Ngoài phương diện nội giáo tâm truyền, các ứng dụng của kinh Dịch vào bói toán, triết lý và y thuật thường được nhiều người biết tới chính là phương diện được phương tây gọi là exoterism, đạo Nho gọi là hình nhi hạ học và Cao Đài gọi là ngoại giáo công truyền.
II. KHÁI NIỆM VỀ THIỀN CAO ĐÀI:
Việc thực hành thiền với ứng dụng kinh Dịch tạo ra một dòng thiền khác biệt với các dòng thiền có nguồn gốc Tây Tạng như Mật tông, hoặc có nguồn gốc Ấn Độ như yoga và thiền nhà Phật...
Các đạo sĩ Lão giáo ở Trung Quốc chính là những người nắm được bí quyết ứng dụng lý thuyết âm dương, ngũ hành và các quẻ Dịch để tu luyện ngõ hầu biến cải con người từ phàm phu chịu sự chi phối của luật sinh tử luân hồi trở thành bậc chân nhân siêu sinh thoát tử. Họ tạo thành một trường phái thanh tĩnh vô vi, chuyên luyện nội đan, tức là phái tu tiên, tu chân.
Phái này chủ trương bên trong thân người đã sẵn có những yếu tố thần minh và nếu biết khai phóng đúng phương pháp, con người sẽ đạt được trường sinh bất tử.
Để luyện thuốc trường sinh bất tử [1], họ chỉ sử dụng những vị thuốc, dược liệu tạo hóa đã dành cho mỗi người, ai ai cũng sẵn có trong thân (nội dược). Đối lập với họ là phái ngoại đan, chủ trương tìm kiếm các dược liệu ở ngoài thân (ngoại dược) để luyện thuốc trường sinh bất tử; như từng dùng các chất độc là chì (diên), thủy ngân (hống), chu sa (thần sa)... [2]
Ngoài kinh Dịch, phái nội đan còn ứng dụng Đạo đức kinh trong tu luyện. Đối với các hành giả này, Đạo đức kinh không phải chỉ là sách triết; tám mươi mốt (9x9) chương của Đạo đức kinh cũng là tượng số, liên quan đến thuật ngữ cửu chuyển công thành hay cửu chuyển đan [đơn] thành của các đạo sĩ. [3]
Các hành giả quan niệm rằng có hai bộ kinh Dịch: (1) Chu dịch là bộ Dịch với sáu mươi bốn quẻ; (2) Đạo đức kinh là bộ Dịch không mang quẻ.
Cao Đài kế thừa một phần thiền của đạo Lão, canh tân cho phù hợp với hoàn cảnh sinh sống và tâm sinh lý của con người trong thời đại ngày nay. Cao Đài gọi tên thiền pháp thời đại Tam kỳ Phổ độ là tân pháp Cao Đài. [4]
Dòng thiền Cao Đài khởi từ đầu năm Tân dậu (tháng 02-1921), trên đảo Phú Quốc với ông Ngô Văn Chiêu (1878-1932), đến nay đã trải qua gần tám mươi năm. [5] Dòng thiền Cao Đài phát triển và lần lần hình thành nhiều tịnh trường (nơi mở khóa tu thiền tập thể) tại nhiều địa phương khác nhau, chủ yếu ở miền Nam; trong đó có thể kể Cao Đài Tiên thiên, Cơ quan Phổ thông Giáo lý, và nhất là Cao Đài Chiếu minh...
Mỗi tịnh trường phân thành các cấp tu luyện với những bài khóa tương ứng. Phương thức truyền thụ pháp môn tuy có một số điều khác nhau, nhưng nguyên tắc chung của hành giả vẫn là thực hiện nếp sống của người tu tại gia (cư sĩ), hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của con người đối với gia đình, xã hội, đồng bào, đồng loại. [6]

III. KHÁI QUÁT VỀ BA ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA KINH DỊCH TRONG THIỀN CAO ĐÀI:
Ứng dụng kinh Dịch vào nội giáo tâm truyền trong tân pháp Cao Đài đương nhiên vẫn là những điều không được công truyền, theo đúng truyền thống đạo học phương đông; và như đã chép ở Đạo đức kinh -- Người biết không nói, người nói không biết [7] -- nên ngay cả những người trong cuộc là chính các hành giả cũng không dễ dàng tùy tiện thổ lộ cho nhau các bí quyết ấy.
Tuy nhiên, để minh họa rất khái quát về ứng dụng của kinh Dịch trong thiền Cao Đài, có thể nêu ra đây ba ứng dụng cơ bản. Nói cơ bản vì những khái niệm đầu tiên này người mới học thiền Cao Đài, mới tập sự làm hành giả, đều phải biết qua về phương diện lý thuyết. Nói cơ bản vì đây chính là những kiến thức khá sơ đẳng và phổ thông trong kinh Dịch có thể dễ dàng tìm thấy trong các quyển kinh Dịch đã được công truyền từ lâu.
Ba khái niệm cơ bản của kinh Dịch được ứng dụng trong thiền Cao Đài là:
(1) bát quái tiên thiên và bát quái hậu thiên; (2) tương ứng giữa các quẻ Dịch với tuổi con người; (3) tương ứng giữa các quẻ Dịch với giờ, tháng và tiết.
1.    Khái niệm về bát quái tiên thiên, hậu thiên:
Theo truyền thuyết, Phục Hy tạo ra bát quái tiên thiên, các quẻ theo thứ tự: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.

Văn vương tạo ra bát quái hậu thiên, các quẻ theo thứ tự: Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Kiền, Khảm, Cấn.

Theo các hành giả, bát quái tiên thiên với “trục” nam bắc là Càn-Khôn chính vị, diễn tả bản thể con người, theo đó tâm con người là tâm trời đất (thiên địa chi tâm) không bị điên đảo thị phi hay ô nhiễm kết tập.
Bát quái hậu thiên cho thấy Càn bị lệch về hướng tây bắc, Khôn bị lệch về hướng tây nam. “Trục” nam bắc là Ly-Khảm. Ly (hỏa) là tâm còn Khảm (thủy) là thận, diễn tả hiện tướng con người, theo đó tâm người là phàm tâm, bị thị phi điên đảo chi phối, có xu thế gần vật dục mà xa tâm linh.
Bát quái hậu thiên diễn tả cái dụng của con người. Tuy con người hậu thiên không phải là tiên phật nhưng trong bản thể con người đã sẵn tiềm ẩn một giá trị thiêng liêng, nếu biết tu bổ, trau giồi cái tiềm ẩn ấy thì con người sẽ từ phàm nhân trở nên tiên phật.
Cái sẵn có trong con người, đó là âm dương. Không biết luyện thì âm dương theo sự vận động hậu thiên, nam nữ giao hợp, tinh huyết kết thành thai nhi, rồi cứ thế tạo hoài những chu kỳ sinh lão bệnh tử hay thành thịnh suy hủy. Biết tu luyện, chuyển âm dương hậu thiên (Khảm, Ly) trở lại âm dương tiên thiên (Khôn, Càn), thì con người đắc đạo, thoát vòng luân hồi sanh tử, trở thành tiên phật.
Diễn tả khái niệm này, các hành giả có thuật ngữ chiết Khảm điền Ly, nghĩa là hoán đổi vị trí hào hai dương (cửu nhị) ở quẻ Khảm với vị trí hào hai âm (lục nhị) ở quẻ Ly (trong bát quái hậu thiên) để có được kết quả mà các hành giả gọi là Khảm Ly đổi lại Khôn Càn, chính vị như trong bát quái tiên thiên. 
Vị trí “trục” nam bắc của Ly, Khảm ở bát quái hậu thiên gợi ý về lý do cấu tạo quẻ sáu mươi bốn, quẻ chót hết của kinh Dịch, là quẻ Hỏa thủy vị tế. Vị tế nghĩa là chưa xong, chưa hoàn tất. 

Tại sao kết thúc kinh Dịch lại bày ra chuyện “dở dang”? Vì sao quẻ Vị tế lại phải nối tiếp Ký tế (đã xong)?
Theo Cao Đài, một điểm tiểu linh quang từ Thượng đế (Đại linh quang) phóng phát, làm loài kim thạch (khoáng chất) rồi tiến hóa dần lên làm thảo mộc, thú cầm, trải qua biết bao nhiêu kiếp mới được mang thân làm kiếp con người (hóa nhân).
Tuy vậy vẫn chưa phải là đỉnh cao của quá trình tiến hóa, mà mới chỉ là tạm xong cái hiện tướng con người với tấm thân huyết nhục cấu thành từ âm dương và ngũ hành, để có đủ điều kiện lập công, bồi đức, bền chí tu luyện cho đạt được cái “chưa xong” của sứ mạng làm người là tiến hóa lên làm tiên phật, [8] điểm tiểu linh quang (con người) trở về hiệp nhất với Đại linh quang (Trời, Thầy), hoàn tất chu trình tiến hóa.
Các hành giả Cao Đài vì thế coi ba cặp quẻ (1) Càn-Khôn, (2) Ly-Khảm, và (3) Ký tế - Vị tế là những cặp có quan hệ với nhau.
Thuật ngữ chiết Khảm điền Ly còn diễn tả chỗ dụng công của hành giả là chuyển hóa âm thành dương. Muốn nắm được bí quyết này con người phải tu. Trong quãng đời ngắn ngủi của kiếp người ở cõi thế, tu lúc nào là tốt nhất? Câu trả lời đặt trên cơ sở cho rằng con người theo tuổi tác tháng năm bị hao mòn dần, bị “âm hóa” từ chỗ thuần dương trở thành thuần âm, như một bình điện (ắc quy) cứ dùng mãi, không bồi bổ thì sẽ đến ngày hết điện, cạn bình.
Có sáu quẻ Dịch minh họa quá trình con người bị âm hóa dần dần theo tuổi tác mà thuật ngữ kinh Dịch gọi là dương tiêu âm trưởng.
2. Khái niệm về sự tương ứng giữa các quẻ Dịch với tuổi con người:
Các sách nghiên cứu Dịch thường cho rằng con trai thuộc dương, ứng với số 8; con gái thuộc âm, ứng với số 7. Số 8=1+2+5 gồm hai số dương 1, 5 và một số âm 2; dương nhiều, âm ít, nên 8 là số thiếu âm. Số 7=1+2+4 gồm hai số âm 2, 4 và một số dương 1; âm nhiều, dương ít, nên 7 là số thiếu dương.
Nội kinh viết: Con gái bảy tuổi (1x7), thận khí thịnh, răng thay tóc dài; mười bốn tuổi (2x7) thiên quý [9] đến, mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh, có kinh nguyệt, nên có thể có con được... Con trai tám tuổi (1x8), thận khí thịnh, răng thay tóc dài; mười sáu tuổi (2x8) khí thận đầy đủ, thiên quý đến, tinh khí đầy tràn, âm dương hòa, nên có thể có con được...[10]
Vậy con trai mười sáu tuổi và con gái mười bốn tuổi thông thường bắt đầu có tinh khí và kinh nguyệt; nếu giao hợp có thể sinh con đẻ cái trong vòng luân hồi sinh tử. Nhưng nếu muốn đoạn lìa sinh tử luân hồi cũng có thể khởi tu thiền từ tuổi này.
Với con trai thì luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần. Với con gái thì luyện huyết hóa khí, luyện khí hóa thần.
Sự tu hành được ấn chứng bằng hiện tượng khô tinh ở nam; ở con gái là hiện tượng bặt dứt kinh nguyệt. [11]
Nếu không tu khi còn dồi dào tinh huyết, đợi đến khi nam sáu mươi bốn (8x8) tuổi, tinh khí khô kiệt, nữ năm mươi sáu (8x7) tuổi, kinh nguyệt không còn, sẽ khó tu luyện (cũng giống như cây khô không còn sinh bông trái, tuổi đó cũng không mong sinh con đẻ cái chi được).
Căn cứ theo đoạn văn trích từ Nội kinh như dẫn trên, các điểm “mốc” tuổi của con người là các bội số của 8 (với nam) hay 7 (với nữ), như được trình bày trong biểu đối chiếu sau đây:
Tuổi Nam:
8 , 16, 24, 32, 40, 48, 56, 64
(1x8, 2x8, 3x8, 4x8, 5x8, 6x8, 7x8, 8x8)
Tuổi Nữ:
7 , 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56
(1x7, 2x7, 3x7, 4x7, 5x7, 6x7, 7x7, 8x7)
Tuổi con trai 16, con gái 14 là lúc còn thuần dương, tượng trưng bằng quẻ Bát thuần càn (sáu hào dương, sáu vạch liền). Sau đó, con trai cứ mỗi tám năm, con gái cứ mỗi bảy năm lại “hao mòn” bớt một hào dương, đến khi nam 64 và nữ 56 tuổi thì hoàn toàn thuần âm (sáu hào âm, sáu vạch đứt), đi đến chung cuộc của bát quái hậu thiên. Quá trình âm hóa này tương ứng với sáu quẻ Dịch: Cấu, Độn, Bĩ, Quán, Bác và (Bát thuần) khôn. 
Tuổi Nam
Tuổi Nữ
16
14
24
21
32
28
40
35
48
42
56
49
64
56
Quẻ
CÀN
CẤU
ĐỘN
QUÁN
BÁC
KHÔN
 

Theo Cao Đài, con người tu thiền vào tuổi nào trong đời là do nhân duyên và căn nghiệp của mỗi người. Tuy nhiên, về mặt ý thức, trên nguyên tắc lục dương (quẻ Bát thuần càn, sáu hào dương) biến thành lục âm (quẻ Bát thuần khôn, sáu hào âm) như Biểu đồ 1 trên đây, rõ ràng con người tu thiền còn trẻ chừng nào càng tốt chừng đó; giống như khi cỗ máy còn mới, biết bảo dưỡng thì vẫn tốt và dễ hơn là đại tu một cỗ máy cũ nát, rệu rã.
3. Khái niệm về sự tương ứng giữa các quẻ Dịch với giờ, tháng và tiết:
Việc tu luyện của hành giả trong ngày và trong năm có một thời khóa biểu bắt buộc. Sự tuân thủ chặt chẽ thời khóa biểu này giúp hành giả thực hành có hiệu quả quá trình phục dương (âm tiêu dương trưởng) để chế ngự quá trình con người bị âm hóa (dương tiêu âm trưởng).
Biểu đồ 2: Tương quan giữa 12 quẻ Dịch, 12 giờ trong ngày và 12 tiết trong năm.
Tương quan giữa 12 quẻ Dịch, 12 giờ trong ngày và 12 tiết trong năm.
Để định thời khóa biểu tu luyện cho hành giả trong năm và trong ngày, có mười hai quẻ Dịch được ứng dụng, tương ứng với mười hai tháng âm lịch trong năm và mười hai giờ trong ngày.
Biểu đồ 2 trên đây cho thấy sự tương ứng này bao gồm quá trình âm tiêu dương trưởng trong nửa chu kỳ đầu, và quá trình dương tiêu âm trưởng trong nửa chu kỳ sau.
Biểu đồ 2a dưới đây trình bày quá trình khí dương tăng trưởng trong trời đất, từ giờ Tý (23.00-01.00) đến giờ Tỵ (09.00-11.00), từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch, từ tiết Đông chí đến tiết Lập hạ. Một dương sinh từ quẻ Phục (hào sơ cửu) và cực thịnh ở quẻ Càn (sáu hào dương). 
Giờ
SỬU
DẦN
MẸO
THÌN
TỴ
Tháng
11
12
01
02
3
4
Tiết
ĐÔNG CHÍ
ĐẠI HÀN
VŨ THỦY
XUÂN PHÂN
CỐC VŨ
LẬP HẠ
Quẻ
PHỤC
LÂM
THÁI
ĐẠI TRÁNG
QUẢI
CÀN
 
Biểu đồ 2a: Âm tiêu dương trưởng
Biểu đồ 2b dưới đây trình bày quá trình khí âm tăng trưởng trong trời đất, từ giờ Ngọ (11.00-13.00) đến giờ Hợi (21.00-23.00), từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, từ tiết Hạ chí đến tiết Lập đông. Một âm sinh từ quẻ Cấu (hào sơ lục) và cực thịnh ở quẻ Khôn (sáu hào âm). 
Giờ
NGỌ
MÙI
THÂN
DẬU
TUẤT
HỢI
Tháng
5
6
7
8
9
10
Tiết
HẠ CHÍ
ĐẠI THỬ
XỬ THỬ
THU PHÂN
SƯƠNG GIÁNG
LẬP ĐÔNG
Quẻ
CẤU
ĐỘN
QUÁN
BÁC
KHÔN
 
 
 
Biểu đồ 2b: Dương tiêu âm trưởng

Ở Đông chí và Tý, nhân khi có một dương sinh (hào sơ cửu quẻ Phục), hành giả phải tấn dương hỏa để tăng thêm cho mình điểm dương.
Ở Hạ chí và Ngọ, vì có một âm khởi (hào sơ lục quẻ Cấu) nên hành giả phải thối âm phù để chế giảm âm.
Ở Xuân phân và Thu phân, ở Mẹo và Dậu, hành giả phải mộc dục để ôn dưỡng, giữ gìn khí dương đã có (thu liễm) được.
Kinh Dịch là một kỳ thư, với nhiều ứng dụng kỳ ảo vào các lãnh vực của đời sống con người. Riêng ứng dụng của Dịch trong thiền Cao Đài là một khía cạnh hầu như ít người biết (ngoại trừ các hành giả Cao Đài), và những điều khái quát trong bài này thật sự chỉ mới là một chút tơ tóc nhỏ nhoi, thô thiển nếu đem so cùng toàn thể nội dung nền nội giáo tâm truyền của đạo Cao Đài, một dòng thiền mới, và chữ “mới” này dĩ nhiên không phải chỉ hiểu đơn giản theo ý nghĩa về bề dày lịch sử hình thành.

--------------------------------------------------------

CHÚ THÍCH
[1] Trường sinh bất tử hiểu theo dân gian là sống lâu dài, không chết. Hiểu theo đạo Cao Đài, chỉ có tu cho thành bậc kim tiên hay phật mới thoát ra vòng luân hồi, không còn bị luật sinh tử chi phối, và đó mới thực là trường sinh bất tử.
[2] Chu, thần và đan (đơn) đều là màu đỏ thắm như son; sa là cát. Đạo Lão có môn phái thần tiên đan đỉnh dùng một thứ đá cát quến thành cục (sa thạch), lấy tay bóp vụn ra thành bột được. Đá cát này không mùi, vị lạt, có màu đỏ thắm như son, nên được gọi tên là chu sa, thần sa, đan sa. Cũng có sách cho rằng thần sa là chu sa của Thần châu. Đông y cho rằng chu sa có nhiều sắc đỏ khác nhau, càng thẫm màu càng tốt. Để thử, lấy tay bóp chu sa vụn thành bột, nếu màu đỏ không dính tay (không ăn da), đó là loại hảo hạng. Chu sa (cinnabaris) là hợp chất trong đó có chứa 86,2% thủy ngân (Hg: hydragyum) và 13% lưu huỳnh (S: sulfur). Khi đun chu sa, khí độc SO2 bốc ra, còn lại thủy ngân cũng là chất độc. Vì vậy, sách y cổ chỉ định phải dùng chu sa sống (mài với nước, không được đun nấu); những người lạm dụng chu sa có thể hóa ra si ngốc. Theo Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam . Hà Nội: Nxb Khoa học Kỹ thuật, 1981, tr. 796-797; dẫn lại trong [Lê Anh Dũng 1995a: 82-83.]
[4] Cao Đài gọi chung giáo lý của Nhất và Nhị kỳ Phổ độ là cựu pháp. Một số nội dung của cựu pháp vẫn được kế tục trong tân pháp Cao Đài, như duy trì luân lý đạo Nho (nhân đạo), ngũ giới cấm (đạo Phật), công quá cách (đạo Lão, nhưng gọi là vô ngã kiểm), v.v...
[6] Có câu: Muốn tu đạo trời (tu giải thoát, tu thiền) trước phải tròn đạo làm người. Đạo làm người không vẹn vẽ thì đạo trời còn xa xôi vậy. (Dục tu thiên đạo, tiên tu nhân đạo. Nhân đạo bất tu, thiên đạo viễn hỹ.)
[7] Chương 56: Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri. .
[8] Theo Cao Đài, Trời và người đồng bản thể, bản thể ấy là linh quang (ánh sáng thiêng liêng). Vì đồng thể với Trời nên người sẵn có tính Trời (Thượng đế tính); và người cũng là một thiêng liêng ở cõi trần. Thánh giáo Cao Đài:
Con là một thiêng liêng tại thế,
Cùng với Thầy [Trời] đồng thể linh quang...
(Ngọc Hoàng Thượng Đế).
Vì đồng bản thể với Trời cho nên người có thể học làm Trời:
Tu hành là học làm Trời,
Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian.
[9] Thiên quý: Quý là can chót trong thập thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Quý thuộc thủy, ứng với thận. Thận là nơi con trai chứa tinh, con gái chứa huyết. Thiên quý ám chỉ thời kỳ trai gái tinh huyết đầy đủ, có thể sinh con.
[10] Nội kinh: Nữ thất tuế (1x7), thận khí thịnh, xỉ canh phát trường; nhị thất (2x7) nhi thiên quý chí, nhâm mạch thông, thái xung mạch thịnh, nguyệt sự dĩ thời hạ, cố hữu tử... Nam tử bát tuế (1x8), thận khí thịnh, xỉ canh phát trường; nhị bát (2x8) thận khí thực, thiên quý chí, tinh khí dật tả, âm dương hòa, cố năng hữu tử... Dẫn theo [Đỗ Đình Tuân 1992: 173-174].
[11] Vì tinh màu trắng, thuật ngữ thiền gọi là trảm bạch hổ (chém cọp trắng). Vì huyết màu đỏ, thuật ngữ thiền gọi là trảm xích long (chém rồng đỏ). Thuật ngữ thiền có khi nói hàng long phục hổ (thu phục rồng cọp) cũng là ám chỉ việc “chế ngự” hai hiện tượng nói trên ở hành giả nữ, nam.
Lê Anh Dũng
(Đăng trên tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ. Huế: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên - Huế, 1999.)